Bong da Viet Nam
Gửi bài
back-to-top
World Cup Tin nhanh World Cup

Tiền bản quyền World Cup tại Việt Nam qua các năm là bao nhiêu?

Thứ sáu, 29/07/2022 15:37 (GMT+7)

Tiền bản quyền các kỳ World Cup ở Việt Nam là bao nhiêu? Cùng Thethao.vn tìm hiểu về số tiền các đơn vị truyền hình của Việt Nam phải chi trả để mang World Cup về với NHM nước nhà.

Vào ngày 28/7, nhiều đơn vị truyền thông ở Việt Nam đã đồng loạt thông tin giá bản quyền World Cup 2022 đang được đối tác Infront Sports & Media chào mời với giá 15 triệu USD (khoảng 350 tỷ đồng).

Theo lý giải của Infront Sports & Media, gói bản quyền 15 triệu USD bao gồm độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV), quyền truyền phát trên di động và Internet (bao gồm OTT). Tuy nhiên, gói này không không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam.

>>> XEM NGAY: Lịch thi đấu World Cup

Kèo World Cup

Tiền bản quyền World Cup tại Việt Nam qua các năm là bao nhiêu? - Ảnh 3
Giá bản quyền World Cup 2022 đang được cho là quá cao.

Theo đánh giá của một chuyên gia bản quyền, mức giá 15 triệu USD được cho là khá cao so với quy mô thị trường và tình hình kinh tế nói chung tại Việt Nam. Con số này đang khiến cho các đơn vị truyền hình tại mảnh đất hình chữ S gặp khó khăn trong việc sở hữu bản quyền World Cup 2022.

15 triệu USD cũng là mức giá mà Infront Sports & Media chào mời cho gói bản quyền World Cup 2018 trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nhưng sau nhiều lần thương thảo, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) được nhiều doanh nghiệp cùng hỗ trợ đã mua lại với mức giá 12 triệu USD.

Trước đó 4 năm, World Cup 2014 là giải đấu đầu tiên Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) quyết định bán bản quyền trọn gói, qua đó đẩy giá bản quyền truyền hình World Cup lên rất cao. MP & Silva, một công ty tiếp thị và truyền thông thể thao quốc tế đã ra giá 14 triệu USD cho World Cup 2014, nhưng VTV đã đàm phán để sở hữu bản quyền với giá chỉ khoảng 7 triệu USD.

Tiền bản quyền World Cup tại Việt Nam qua các năm là bao nhiêu? - Ảnh 2
Bản quyền World Cup 2018 cũng từng được chào mời với giá 15 triệu USD.

Những kỳ World Cup trước đó, bản quyền truyền hình thường được xé lẻ thành nhiều gói khác nhau để phục vụ nhu cầu của từng đối tác. Do đó, giá bản quyền cũng "dễ chịu" hơn so với thời điểm bây giờ.

Năm 2010, VTV mua thành công từ Dentsu Alpha với giá 2,7 triệu USD. Vào năm 2006, FPT bất ngờ đánh bại VTV trong cuộc đua đầy khốc liệt để sở hữu bản quyền World Cup với giá 2 triệu USD. Các đơn vị truyền hình khác trong nước sau đó đã phải mua lại từ chính FPT.

Tiền bản quyền World Cup tại Việt Nam qua các năm là bao nhiêu? - Ảnh 1
World Cup 2010 là kỳ World Cup cuối cùng FIFA bán xé lẻ các gói bản quyền truyền hình.

Trước năm 2006, VTV gần như không vấp phải sự cạnh tranh của bất kỳ đối thủ nào. Họ mua được bản quyền World Cup 2002 với giá 1 triệu USD dù FIFA phát giá gấp đôi. Ở 2 kỳ World Cup 1998 và 1994, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên Việt Nam được hưởng chính sách "quảng bá" của FIFA, chỉ phải mua với giá tượng trưng hoặc đổi bằng phát quảng cáo.

Khoảng 40 năm trước, thời điểm NHM bóng đá Việt Nam bắt đầu thực sự quan tâm đến World Cup, khái niệm bản quyền vẫn còn khá xa lạ tại nước ta. Ở các kỳ World Cup 1982, 1986 và 1990, Đài truyền hình Việt Nam chỉ lấy sóng từ đài của Liên Xô và không phải chịu một khoản phí nào.

Giá bản quyền các kỳ World Cup ở Việt Nam

- World Cup 1982, World Cup 1986, World Cup 1990: Tiếp sóng miễn phí từ Liên Xô

- World Cup 1994, World Cup 1998: Hưởng ưu đãi với giá "tượng trưng" hoặc đổi bằng phát quảng cáo từ FIFA (trả 40.000 USD phí truyền dẫn vệ tinh năm 1998)

- World Cup 2002: VTV mua giá 1 triệu USD

- World Cup 2006: FPT mua giá 2 triệu USD (các đài khác sau đó mua lại)

- World Cup 2010: VTV mua giá 2,7 triệu USD từ Dentsu Alpha

- World Cup 2014: MP & Silva chào hàng 14 triệu USD, VTV mua giá 7 triệu USD

- World Cup 2018: Infront Sports & Media chào hàng 15 triệu USD, VTV được nhiều doanh nghiệp cùng tài trợ, mua giá 12 triệu USD

- World Cup 2022: Infront Sports & Media chào hàng 15 triệu USD

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá