Bong da Viet Nam
Gửi bài
back-to-top
Esports Liên minh huyền thoại

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của LPL

Thứ bảy, 23/10/2021 14:35 (GMT+7)

Trận tứ kết 2 của CKTG 2021 sẽ là cuộc nội chiến "một mất một còn" giữa 2 đội mạnh nhất Trung Quốc hiện tại: Royal Never Give Up vs EDward Gaming. Đâu mới là đội xứng đáng có được tấm vé vào bán kết và khẳng định vị thế số 1 LPL?

Chủ Đề: CKTG LMHT 2022

Sau khi FunPlus Phoenix và LNG Esports bị loại ở vòng bảng, LPL chỉ còn 2 đại diện là EDward Gaming và Royal Never Give Up tại CKTG 2021. Nhưng trớ trêu thay, định mệnh lại khiến 2 đại diện cuối cùng của LPL gặp nhau tại tứ kết. RNG vs EDG có thể xem là cuộc nội chiến "một mất một còn" của khu vực Trung Quốc. Vậy đâu mới là cái tên được đánh giá cao hơn trước trận đấu này?

Xét về thành tích gần nhất của 2 đội, EDG chính là đương kim vô địch và đồng thời là hạt giống số 1 LPL. Trong khi đó, RNG lại là đương kim vô địch MSI 2021. Đây là trận đấu rất được mong đợi giữa 2 đội tuyển mạnh nhất Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 1
RNG vs EDG sẽ là cuộc chiến không khoan nhượng giữa 2 đội hàng đầu Trung Quốc.

Sự cân bằng

LPL là một khu vực rất hiếu chiến. Ngay từ những cấp độ đầu, đường trên và đường giữa LPL luôn sẵn sàng sử dụng Dịch Chuyển đến khắp nơi trên bản đồ chỉ để giành lợi thế sớm. Bên cạnh đó, LPL cũng rất ưa chuộng những tướng đi rừng mạnh đầu trận như Olaf, Xin Zhao và Lee Sin. Và trùng hợp thay, những tướng đi rừng ấy lại đang nằm trong meta của CKTG 2021.

EDG và RNG đều có lối chơi hổ báo, nhưng thể hiện ở những phần khác nhau trên bản đồ. Người đi rừng của 2 đội, EDG Zhao "Jiejie" Li-Jie và RNG Yan "Wei" Yang-Wei đều chơi theo thiên hướng hỗ trợ. Do đó, kết quả của trận đấu sẽ phụ thuộc vào 3 đường còn lại. 

Đường trên: Trọng tâm của RNG

RNG là đội đặt rất nặng trọng tâm lên đường trên khi có sự xuất hiện của Li “Xiaohu” Yuan-Hao. Xiaohu là tuyển thủ dày dặn kinh nghiệm và vô cùng linh hoạt. Anh có thể sử dụng bất cứ vị tướng nào, từ pháp sư, xạ thủ, đến cận chiến, mà gây nhiều ấn tượng nhất chính là Syndra đường trên.

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 4
Xiaohu là người gánh chính của RNG tại CKTG 2021.

Li “Flandre” Xuan Jun là đối thủ của Xiaohu.

Trái ngược với Xiaohu, Flandre hiếm khi được nhường tài nguyên trong đội hình EDG. Anh là mẫu tuyển thủ thi đấu an toàn. ổn định và thường là dàn chắn cứng cáp cho EDG trong các pha giao tranh tổng cuối trận. Bất kể Flandre sử dụng vị tướng nào, anh vẫn luôn đặt trọng tâm vào lối chơi của đội. Flandre là một bậc thầy giữ vị trí và là một trong những người chơi "né băng trụ" tốt nhất thế giới. Việc Graves trở lại với meta đã mang lại cho Flandre một lựa chọn hoàn hảo, về cả khả năng gây sát thương lẫn phòng ngự.

Trận chiến giữa EDG vs RNG sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phong độ thi đấu của 2 đường trên. Theo như kịch bản thường thấy, RNG sẽ tập trung nhiều tài nguyên lên đường trên. Do đó, nếu Flandre không thể xoay sở trước những đợt tấn công dồn dập của RNG, EDG sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân Xiaohu và tệ hơn là mất kiểm soát ván đấu.

Đường giữa: Sự vượt trội của Scout

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 3
Scout được đánh giá là đường giữa vượt trội hơn Cryin trong trận tứ kết.

Cuộc chiến ở đường giữa khá giống với đường trên, ngoại trừ việc vai trò bị đảo ngược. EDG’s Lee “Scout” Ye-chan là người đi đường giữa nổi bật, thường xuyên nhận được lời khen từ giới chuyên môn và người hâm mộ. Trong khi đó, Cryin có xu hướng thi đấu thụ động hơn và tìm cách giúp đỡ đồng đội của mình mọi lúc có thể. Đây có thể xem là điểm mạnh của Cryin trong đội hình nhiều mũi nhọn như RNG.

Tuy nhiên, điểm yếu của Cryin trong khâu đi đường lại quá lớn. Cryin thường xuyên bị đối thủ dẫn trước về chỉ số lính và bị hạ gục trong các pha 1vs1. Ngược lại, đi đường chính là thế mạnh của Scout. Anh là mẫu tuyển thủ có thể sử dụng Sylas để tạo áp lực ngược lại cho Twisted Fate mỗi khi mất dạng. Ngoài ra, khả năng của Scout còn nằm ở cách anh sử dụng tài nguyên để đẩy mạnh lợi thế lên tối đa.

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 9
Scout dùng phân bóng Leblanc để đỡ chiêu Q của Zoe.

Trong ví dụ trên, việc Scout hạ gục được Jarvan có thể xem là một trao đổi lời cho EDG. Nhưng điều đáng chú ý nhất chính là, Scout đã sử dụng phân thân từ LeBlanc để chặn cú Q từ Zoe. Trước đó, Jiejie đã bị dính "Bóng Ngủ" và rất có thể bị FNC khai thác. Tuy nhiên, Scout đã nhanh tay đưa bóng của Leblanc để che chắn và ngăn cản Felix “Abbedpris” Braun tìm kiếm điểm hạ gục.

Nếu bỏ qua những nét nổi bật trong lối chơi và chỉ xét riêng đến bể tướng, thì tính đến thời điểm hiện tại, bể tướng của cả Scout lẫn Cryin có khá nhiều điểm tương đồng. Những con bài như Twisted Fate, Sylas, Leblanc và Ryze sẽ được 2 đội tranh chấp trong cuộc chạm trán sắp tới.

Xạ thủ: Ngẫu hứng vs Tính toán

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 2
Viper sở hữu lối chơi thận trọng trong khi GALA lại thiên về "ngẫu hứng".

Cả RNG lẫn EDG đều sở hữu siêu sao xạ thủ, nhưng mỗi người lại nổi bật theo một phong cách khác nhau. Chen “GALA” Wei là mẫu xạ thủ thiên về "ngẫu hứng" trong giao tranh tổng, trong khi Park “Viper” Do-hyeon lại thi đấu tính toán và cẩn thận hơn. Khi GALA lựa chọn lao đầu vào một cuộc chiến, Viper lại chú trọng việc giữ khoảng cách và chọn vị trí trước khi xả sát thương.

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 7
Pha "hack" Tốc Biến cực nhanh tay từ Viper.

Trong ví dụ trên đây, Viper nhanh tay sử dụng Tốc Biến để tránh combo hất tung từ Alistar. Khoảng thời gian mà Viper dùng để phản ứng cho việc này là vô cùng điên rồ. Trong khi đó, GALA tập trung nhiều hơn vào việc tiêu diệt kẻ thù. Anh có xu hướng đứng ra tiền tuyến và là người cuối cùng rút khỏi gian tranh trong đội hình RNG. Bất kể khi nào có giao tranh lớn nổ ra, GALA sẽ luôn ở đó.

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 8
GALA có triple-kill trong một pha 2vs5 trước FNC.

Nhìn vào ví dụ trên, GALA không có chút e ngại nào khi Fnatic khởi động Baron và đảm bảo rằng, họ sẽ phải trả giá rất đắt nếu muốn có được nó. GALA đã có được pha triple-kill ở Baron và quadra-kill khác trong pha giao tranh tiếp theo. Nhờ những lợi thế về điểm hạ gục này, GALA đã có thể gồng gánh RNG đánh bại FNC tại lượt đi vòng bảng.

EDG vs RNG: Kiểm soát vs Hỗn loạn

EDG là một đội thi đấu rất cẩn thận. Họ ưu tiên việc giành lợi thế về vàng trước khi tham gia giao tranh. Điều này khiến EDG trở nên nổi bật hơn trong một khu vực thi đấu hung hãn như LPL. Và lối chơi của EDG gần như tương phản hoàn toàn so với những gì mà RNG luôn thể hiện.

RNG vs EDG: Cuộc nội chiến 'một mất một còn' của khu vực Trung Quốc - Ảnh 5
Lối chơi của RNG tương phản hoàn toàn so với EDG.

Về RNG, họ sẵn sàng cho đối phương biết trước, việc mình sẽ dồn tài nguyên đi đâu, nhưng lại khiến đối phương bất lực trong việc ngăn chặn. Kể cả đối phương liên tục tấn công lên đường trên, Xiaohu vẫn luôn tìm ra cách hoá giải và vươn lên dẫn trước. Sự phối hợp ăn ý của bộ đôi Xiaohu - Wei chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho EDG. 

Trận chiến chiều nay giữa EDG vs RNG không chỉ đơn giản là tìm ra cái tên vào bán kết, mà còn khẳng định vị thế của đội tuyển mạnh nhất LPL. Do đó, cả RNG lẫn EDG đều sẽ tung toàn bộ khả năng của mình nhằm tìm kiếm chiến thắng trong trận tứ kết chiều nay 23/10.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá