Olympic 1928: Sự ra đời của ngọn đuốc Thế vận hội
Chủ nhật, 18/07/2021 20:55 (GMT+7)
Kỳ Olympic 1928 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 1928 trên Thethao.vn.
Địa điểm tổ chức
Olympic 1928 là kỳ Thế vận hội hiện đại thứ 9 được tổ chức. Phần lớn các sự kiện của Olympic 1928 diễn ra tại Amsterdam. Thủ đô của Hà Lan đã cạnh tranh quyền tổ chức cho Thế vận hội 1920 và 1924 nhưng bị thất bại trước Antwerp của Bỉ và Paris của Pháp. Đến Olympic 1928 thì Amsterdam đã đánh bại Los Angeles để trở thành chủ nhà.
Linh vật
Chưa có linh vật tại Olympic 1928.
Huy chương
Huy chương Olympic 1928 được thiết kế cùng một loại trong giai đoạn 1928 -1968. Nó được thiết kế bởi Giuseppe Cassioli với đường kính 55mm. Ở mặt sau của huy chương là hình Nữ thần chiến thắng đang cầm cây cọ ở tay trái và vương miện chiến thắng ở tay phải. Bên cạnh đó, tấm huy chương còn khắc dòng chữ "GIOCHI DELLA XVII OLIMPIADE ROMA MCMLX". Trong khi đó, ở mặt trước là hình nhà vô địch Olympic đang hân hoan giữa đám đông với hình nền là SVĐ Olympic.
Các kỷ lục bị phá tại Olympic 1928 - Những ấn tượng tại Olympic 1928
Lần đầu tiên ngọn đuốc Olympic được thắp sáng và trở thành thông lệ cho các kỳ Thế vận hội về sau. Ngọn lửa được thắp lên bên trong một cái vạc được đặt trên đỉnh tháp trong sân vận động, được thiết kế bởi Jan Wils, một kiến trúc sư nổi tiếng người Hà Lan.
Paavo Nurmi (Phần Lan - Điền kinh 10.000m) giành HCV Olympic thứ 9 trong sự nghiệp (kỷ lục điền kinh ở Olympic).
Phụ nữ lần đầu tiên được tham gia thi đấu thể dục dụng cụ và điền kinh, các nội dung đầu tiên bao gồm 100m, tiếp sức 4x100m, nhảy cao, ném đĩa và 800m.
Bảng tổng sắp huy chương
Đoàn thể thao của Mỹ đã thống trị bảng xếp hạng huy chương Olympic 1928. Đoàn Đức xếp thứ hai với khoảng cách khá xa. Chủ nhà Hà Lan và chỉ xếp thứ 8 với 6 HCV.
Bảng tổng sắp huy chương Olympic 1960 (10 đoàn dẫn đầu)
Những thông tin cơ bản về Olympic 1960
Thành phố đăng cai: Amsterdam, Hà Lan.
Thời gian thi đấu: 28/7 – 12/8.
Số VĐV tham gia: 2.883 (2.606 nam, 277 nữ).
Số môn thi đấu: 14 (109 bộ huy chương)