Bong da Viet Nam
Gửi bài
back-to-top
Esports Liên minh huyền thoại

Levi và Kiaya – Ra đi hay ở lại?

Thứ ba, 06/12/2022 19:00 (GMT+7)

Levi & Kiaya chính là 1 cái tên có khả năng cao xuất ngoại, cụ thể là khu vực LCS. Thế nhưng xét trên nhiều phương diện Levi & Kiaya nên ở lại GAM hay chọn ra đi?

Vấn đề cốt lõi từ bao năm qua của tuyển thủ VCS đó là hướng đi chưa đúng đắn và chính xác, chúng ta có đôi tay to, nhưng các khu vực lớn kĩ năng cá nhân cũng chỉ bằng hoặc hơn chứ tuyệt đối chẳng thua kém. Môi trường Esports chuyên nghiệp là thứ chỉ được hình thành trong 1 vài năm ngắn ngủi trở lại đây, trong khi Trung Hàn hay Châu Âu – Bắc Mỹ đã đề cao từ khi họ tham gia vào chiến trường này.

Tuyển thủ VCS rất thiếu và yếu về tâm lý, chúng ta luôn bị choke ở những thời khắc quan trọng do những anh hưởng của tinh thần, việc “gãy” tâm lý là đòn chí mạng giáng thẳng vào tương lai phát triển của các tuyển thủ Việt trên trường quốc tế. Thế nhưng trong mớ hỗn độn thiếu và yếu đó, Levi cùng Kiaya hiện tại có thể xem là 2 cái tên trưởng thành và chững chạc nhất LMHT VN. 

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 1
Nếu Optimus làm tốt hơn, GAM có thể đã tiến vào Tứ kết CKTG 2017

Cả 2 cùng ra đi?

Kiaya & Levi là 2 cái tên đến từ VCS được săn đón bậc nhất sau CKTG 2022. Tất nhiên việc sang Hàn Quốc hay Trung Quốc sẽ rất khó khả thi vào lúc này, tuy nhiên phương Tây là 1 điểm đến lý tưởng. Như trước đó chúng tôi đã đưa tin, các đội tuyển tầm trung tại LCS rất quan tâm đến Chiến Thần Kiaya, offer mà những đội này đưa ra được đồn đoán rơi vào khoảng nửa triệu đô – con số không hề nhỏ với 1 tuyển thủ Việt Nam. Bên cạnh đó, đối tác tại LCS sẵn sàng chi lớn để mang về luôn bộ đôi Levi Kiaya nhằm đảm bảo sự ăn ý của cả 2 trong quá trình thi đấu.

Rõ ràng rào cản lớn nhất của Kiaya đó chắc chắn là khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài, nhưng nếu có sự giúp đỡ của Captain thì mọi chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bản chất 1 người đi đường trên thường không phải giao tiếp quá nhiều, thay vào đó là bình tĩnh xử lý kĩ năng, làm đúng nhiệm vụ và đánh đúng chất tướng. 

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 2
Levi & Kiaya sễ hỗ trợ nhau cực tốt nếu cùng khoác áo 1 đội tuyển nước ngoài

Ngoài ra việc có Levi bên cạnh như giúp Kiaya tìm thấy người thân ở nước ngoài. Levi biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của Kiaya, cũng như Chiến Thần hiểu khi nào Levi thực sự cần hỗ trợ. Viễn cảnh bộ đôi song sát VCS thi đấu tại LCS được vẽ ra đầy màu sắc nhờ vào vốn ngoại ngữ của Levi. Còn nhớ tại CKTG 2022, Levi đã trả lời phỏng vấn mà chẳng cần phiên dịch, điều này cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng của người con Bắc Ninh cho chuyến xuất ngoại lần này.

Ở lại Việt Nam, Levi & Kiaya có gì?

Để nói về câu chuyện ở lại VN, chắc chắn điều đầu tiên phải đề cập đó chính là gia đình. Sống tại quê nhà dù rằng vẫn ít gặp mặt do tuyển thủ phải sinh hoạt tại Gaming House, tuy nhiên khoảng cách địa lý vẫn cho cảm giác gần gũi và ấm cúng hơn rất nhiều khi đã sang đất khách quê người. 

Tiếp theo đó chính là sự ủng hộ nhiệt thành của người hâm mộ nước nhà, khi mà Levi & Kiaya đã trở thành những tuyển thủ đông fan bậc nhất VCS. Levi đã trở thành bộ nhận diện, là gương mặt thương hiệu của GAM trong suốt nhiều năm qua; vị thế và tầm ảnh hưởng của Levi không chỉ dừng lại ở mặt gameplay mà đó là còn các yếu tố bên ngoài. Trong trường hợp GAM không còn Levi, thì Kiaya chính là Chiến Thần bất tử, là thành viên găn bó lâu dài nhất với GAM Esports, hay xa hơn là biểu tượng tiếp theo của màu áo vàng đen.

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 3
Levi & Kiaya vẫn giữ được phong độ xuyên suốt nhiều năm thi đấu

Việc Levi & Kiaya ở lại đối với GAM mà nói là 1 thành công đáng kể, bởi chất lượng tuyển thủ VCS lúc này rất khó để tìm ra bộ đôi đường trên – đi rừng chất lượng tiệm cận bộ đôi này. Ngoài ra hầu hết các tuyển thủ đi rừng và đường trên VCS đều đã có nơi để gắn bó, nên rất khó để GAM chiêu mộ được dàn tuyển thủ chất lượng đã có tên tuổi, trong khi tài năng trẻ hiện có quá ít, con đường này hoàn toàn không phù hợp cho tham vọng tiếp tục thống trị VCS cũng như vươn ra biển lớn của GAM.

Ngoài những câu chuyện về phía giải đấu LMHT chuyên biệt, chúng ta cũng cần đề cập đến tinh thần Esports dân tộc, đại diện cho quốc gia tham dự các giải đấu lớn. Tại SEA Games 31, GAM Esports đã thi đấu vô cùng bùng nổ và mang hề tấm HCV danh giá; chiến tích này giúp họ nhận được những đãi ngộ vô cùng hậu hĩnh mà trước nay chưa từng có. Chỉ tính riêng về hiện kim, mỗi VĐV nam tại TP.HCM đoạt HCV SEA Games 31 sẽ nhận được 52 triệu đồng tiền thưởng. 

Trong vòng 2 năm tiếp theo, chế độ đãi ngộ là 12.5 triệu đồng/tháng; những con số tưởng như ít ỏi so với mức lương quốc tế nhưng đó là niềm vinh dự mà các tuyển thủ có thể kiêu hãnh, bởi chẳng mấy người trong gần 100 triệu dân Việt Nam có được ưu ái này.

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 4
GAM Esports nhận được những đãi ngộ cực khủng sau tấm HCV SEA Games 31

Tiếp nối câu chuyện của SEA Games 31, nhà nước đặc biệt quan tâm đến thể thao điện tử trong những năm tiếp theo, hỗ trợ toàn lực cho Esports để các VĐV có thể cống hiến cho nước nhà tại những giải đấu tiếp theo, đó là Asiad 2022 đã bị hoãn sang 2023 và Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á, gọi tắt là Asian Indoor Games có thể trở lại vào năm 2024. Trước đó Asian Indoor Games đã từng được Việt Nam đăng cai tổ chức vào năm 2009 tại Hà Nội. 

Với đặc thù của thể thao điện tử, việc tuyển chọn 1 đội tuyển quốc gia với toàn những hảo thủ xuất sắc nhất như bóng đá là điều rất khó; hơn nữa hầu hết các đội VN đều là người VN thi đấu, 2 trường hợp ngoại binh của Cerberus cũng đã chia tay đội tuyển, vậy nên rất có thể 1 vòng loại tương tự vòng loại SEA Games 31 sẽ được tổ chức nhằm tìm ra đội tuyển vô địch, qua đó đại diện Việt Nam chinh chiến ở những giải đấu tầm cỡ quốc gia. 

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 5
Đội tuyển Quốc gia phải được chọn thông qua 1 vòng loại riêng biệt

GAM Esports chính là cái tên vô địch vòng loại SEA Games, họ là những người có kinh nghiệm nhất trong việc thi đấu quốc tế theo dạng thể thao truyền thống thay vì các giải đấu đặc trưng riêng do Riot Games tổ chức. Do giải đấu AIG còn khá mơ hồ nên chúng ta chỉ bàn đến Asiad; khi này Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc & Hàn Quốc tại bộ môn LMHT.

Tất nhiên để thắng 2 khu vực cực mạnh này là gần như bất khả thi trong loạt Bo5, nhưng nếu so với các đối thủ còn lại, chúng ta đủ sức cạnh tranh HCĐ nếu có được bộ khung vững chải. Trong trường hợp may mắn, Trung Hàn có thể loại nhau ở Bán kết và Việt Nam sẽ chắc suất HCB, tấm huy chương tại đấu trường Đại hội Thể thao châu Á có giá trị tầm vóc lớn hơn SEA Games rất nhiều, và Levi cùng Kiaya chính là 2 cái tên sáng giá nhất trong đội hình tham dự giải đấu này.

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 6
EVOS đã từng đại diện Việt Nam tham dự Asiad 2018

Mức đãi ngộ cho HCV SEA Games là trong 2 năm liên tiếp; điều tương tự sẽ xảy ra với Asian Games nhưng lên đến 4 năm. Tức nhà nước hỗ trợ hết mình để VĐV có thể tập trung tập luyện cho 4 năm tiếp theo, dù tuyển thủ LMHT khó có thể duy trì được đỉnh cao lâu dài như vậy nhưng đây cũng là vinh dự và là phần thưởng có giá trị to lớn. 

Thêm vào đó, Liên đoàn Thể thao điện tử TP.HCM – Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM là 2 đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho GAM Esports nói chung & Levi – Kiaya nói riêng; đó là còn chưa kể đến Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) ở tầm vóc lớn hơn rất nhiều. Tất cả cho thấy việc Kiaya & Levi ở lại sẽ tốt cho rất nhiều bên, quan trọng hơn hết đó là tương lai được đảm bảo hơn hẳn so với việc xuất ngoại lắm gian nan.

GAM không ngại đưa ra offer khủng

Nếu nói rằng các tổ chức nước ngoài sẵn sàng bạo chi để mang về Levi & Kiaya, thì GAM cũng đủ sức bung tiền để giữ chân 2 công thần. NRG thậm chí chẳng hề thua kém tổ chức T1 nếu không muốn nói là vượt trội hơn về 1 số mặt; dù rằng LMHT là mảng đầu tư mới nhưng với tầm vóc của mình NRG.Asia không thể thiếu tiền. Hợp đồng béo bở nửa triệu đô cho Kiaya của những đội LCS với GAM không phải là vấn đề lớn, và họ cũng không dễ dàng để mất người như vậy.

Levi & Kiaya – Ra đi hay ở lại? - Ảnh 7
Levi & Kiaya phải rất đắn đo trong lần quyết định này

Về góc độ tình cảm, GAM Esports chính là mái nhà thứ 2 của những Levi – Kiaya, nên bộ đôi này ở lại cũng là hợp tình hợp lý. GAM tất nhiên sẽ không lệ thuộc vào Levi hay Kiaya, bởi họ là ông lớn đích thực, mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết, vấn đề chỉ nằm ở yếu tố thời gian; cho nên GAM sẽ đưa ra những điều khoản hợp đồng hấp dẫn nhưng cũng ở mức phù hợp tương đối với cả, để bản hợp đồng mang ý nghĩa 2 bên cùng có lợi.

Trước mắt nếu ở lại, Levi & Kiaya sẽ làm việc với đội hình dự kiến không có nhiều xáo trộn, khi mà duy nhất hỗ trợ là nơi còn khuyết. Ngoài ra, HLV nước ngoài cũng là nước đi mạo hiểm nhưng đầy toan tính của giới thượng tầng nhằm giúp GAM tiến vào Top 4 MSI hoặc Top 8 CKTG trong năm 2023. 

Cơ hội tiếp tục vô địch VCS & đi vào ngôi đền huyền thoại VN của cả 2 đang rộng mở, chiếc vé đến MSI & CKTG 2023 cũng đang chờ đợi GAM; xa hơn đó là Asiad, Asian Indoor Games… những giải đấu mang đậm dấu ấn Việt Nam trên bản đồ thế giới. Levi & Kiaya chắc chắn sẽ phải rất đắn đo về quyết định cuối cùng, nhưng bất kể ra sao thì những trái tim nồng cháy vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ cả 2 trên con đường đã chọn.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá